Tuesday, April 24, 2012

Barack Obama



Barack Hussein Obama II (Listeni/bəˈrɑːk hˈsn ˈbɑːmə/; born August 4, 1961) is the 44th and current President of the United States. He is the first African American to hold the office. Obama previously served as a United States Senator from Illinois, from January 2005 until he resigned following his victory in the 2008 presidential election.
Born in Honolulu, Hawaii, Obama is a graduate of Columbia University and Harvard Law School, where he was the president of the Harvard Law Review. He was a community organizer in Chicago before earning his law degree. He worked as a civil rights attorney in Chicago and taught constitutional law at the University of Chicago Law School from 1992 to 2004. He served three terms representing the 13th District in the Illinois Senate from 1997 to 2004.
Following an unsuccessful bid against the Democratic incumbent for a seat in the United States House of Representatives in 2000, Obama ran for the United States Senate in 2004. Several events brought him to national attention during the campaign, including his victory in the March 2004 Illinois Democratic primary for the Senate election and his keynote address at the Democratic National Convention in July 2004. He won election to the U.S. Senate in Illinois in November 2004. His presidential campaign began in February 2007, and after a close campaign in the 2008 Democratic Party presidential primaries against Hillary Rodham Clinton, he won his party's nomination. In the 2008 presidential election, he defeated Republican nominee John McCain, and was inaugurated as president on January 20, 2009. Nine months later, Obama was named the 2009 Nobel Peace Prize laureate.
As president, Obama signed economic stimulus legislation in the form of the American Recovery and Reinvestment Act of 2009 and the Tax Relief, Unemployment Insurance Reauthorization, and Job Creation Act of 2010. Other domestic policy initiatives include the Patient Protection and Affordable Care Act, the Dodd–Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act, the Don't Ask, Don't Tell Repeal Act of 2010 and the Budget Control Act of 2011. In foreign policy, he ended the war in Iraq, increased troop levels in Afghanistan, signed the New START arms control treaty with Russia, ordered US involvement in the 2011 Libya military intervention, and ordered the military operation that resulted in the death of Osama bin Laden. (nguồn Wiki)



Monday, April 23, 2012

Sinh nhựt



Đến ngày sinh, tui cũng có nhiều suy nghĩ về chuyện kỷ niệm ngày sinh. Với tiếng khóc chào đời, mỗi người dường như hiểu rằng họ sẽ đón nhận cái khổ. Để đó rảnh viết tiếp. Hehe

Quãng đời trong nước mắt

Kể từ sau năm 1975, gia đình bắt đầu sa sút theo tinh thần chung của nền kinh tế Việt nam. Cái thời điểm mà kinh tế thị trường không được chấp nhận ở Việt nam. Trong khi đó, gia đình tui là một gia đình thủ công nghiệp. Ba tôi phải chấp nhận vào hợp tác xã như một lựa chọn duy nhất. Ông làm chủ nhiệm hợp tác xã may mặc. Cũng nói thêm rằng, tài sản hợp tác xã là của gia đình tui đóng góp, xã viên là các vị vô sản và nghiệp dư. Tiền làm ra từ hợp tác xã được trưng thu và chia đều. Cắn răng chịu đựng cảnh tiền trong nhà cứ đội nón ra đi trong vài năm, ba tôi quyết định nghỉ vào thời điểm giải thể hợp tác xã. Và cũng thời điểm đó, gia đình trắng tay.

Trong hoàn cảnh đó, tui ra đời năm 1979. Mẹ tôi vẫn thường nói, con là đứa con khổ nhất. Vì đơn giản, các anh chị con sinh ra ở thời điểm mà gia đình khá giả, ăn uống đầy đủ. Những năm học cấp 1, 2, 3 là thời điểm hard time đối với tui. Chuyện học thêm hầu như không có hoặc rất hạn chế. Do đó, tự học là một lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên, điều làm tuy luôn tự hào đó là, ba tui luôn khuyến khích con cái học hành trong hoàn cảnh khó khăn tứ bề về mặt kinh tế. Con cái mà học giỏi, thì ông cụ luôn có thưởng (trong khả năng có thể). Tui nhớ có lần trong đợt thi học sinh giỏi vật lý lớp 9. Tui là dân ở trường nghèo, không có sách gì nhiều, thế nhưng tui thi được 9.5/10 và 9.75/10 (2 vòng). Ngày thi tui biết làm bài được, tui đạp xe chạy băng băng về nhà cốt để báo cho ba vui. Trong khi đó, trời mưa tầm tã, tui lại không có áo mưa. Đường quốc lộ trơn trượt, thế là tui trượt từ trên đường xuống cái hố sâu bên vệ đường. Áo quần dơ hết, người mệt, đói (mặc dù sáng sớm ba tui đã mua cho bánh mỳ để ăn trước lúc đi thi). Về đến nhà, người tèm lem nhưng nước mưa rửa sạch bớt vết dơ, mẹ hỏi sao con lại ướt hết thế này, sao không đợi hết mưa rồi về .v.v. Tính mẹ tôi vẫn thế, bà vẫn hay lo cho con. Đến lúc có kết quả, người của phòng giáo dục đến báo tin trước. Ba tui rất tự hào. Vì điểm cách biệt của người thứ hai rất cách xa tui (không phải như bây giờ, học sinh ai cũng được điểm 10/10, hehe). Và thế là tui lại được ba chở đi ăn phở. Với bạn bè trang lứa, phở có thể là món bình thường. Ngược lại, với tôi đó là phần thưởng lớn. Vì hoàn cảnh gia đình tui lúc đó sống nhờ ăn cái món tai bồ (một dạng họ bàn chải, mà dân quê tui vẫn dùng cho heo ăn); Gạo thì chạy ăn từng bữa.

Sang cấp ba, theo như những người bạn, họ chọn trường chuyên Lương Văn Chánh làm điểm đến. Tui chọn một trường nghèo Ngô Gia Tự. Một lý do hết sức bình dị, tiền cho tui đi học không có, nên tui phải chọn trường cách vài bước đến trường. Thế nhưng, những đợt đi thi học sinh giỏi tui đều có tham gia. Mặc dù không đạt kết quả cao, nhưng tui có cơ hội giao lưu với các bạn học giỏi ở Lương Văn Chánh. Mặc cảm thằng nhà nghèo thế mà lại hay. Tui phải chọn cách học và chỉ học. 

Đến thời điểm thi đại học, một sự thật mà khó ai tin nổi. Thông thường, các bạn đồng môn đăng ký 5 7 trường chi đó. Mục đích là ensure xác suất đậu đại học (ở quê cách nghĩ họ thế). Còn tui, lúc đăng ký 3 trường (BK, Luật, Kinh tế), tui chọn thêm trường trung cấp bưu chính viễn thông cho đợt thi cao đẳng. Trớ trêu nhà không có đủ tiền đóng phí mặc dù có mấy chục ngàn. Một hoàn cảnh mà khó tả thành lời. 

Tuy nhiên, dù trong khó khăn nhưng ba tôi vẫn là người luôn động viên nhiều nhất. Xem điểm thi, tiễn con vào Sài Gòn, ông luôn luôn dành đi mặc dù nhiều lúc người ông không khỏe. Mẹ tôi vẫn thường nói, ba con bệnh nhiều lắm hay cáu gắt, nhưng nghe tin con về là ông cứ thức cả đêm đợi, người khỏe hẳn.

Tóm lại, có hai điều đáng để nói nhân ngày sinh cũng cận kề ngày 30-4. Thứ nhất, nhiều người cứ hô hào ngày 30-4 với những mỹ từ đẹp. Riêng tui, tui mong muốn ngày này như bao ngày bình thường khác. Bởi vì tui là một nhân chứng, gia đình tui cũng gánh chịu khó khăn. Ngày sinh cũng thế. Đời người là bể khổ, là một đoạn trong chuỗi luân hồi muôn kiếp người và ngày sinh là đánh dấu sự bắt đầu đó. Thế nên, thay vì chúng ta kỷ niệm nó thì chúng ta hãy làm những việc khác hay ho hơn. Thứ hai, văn hóa Á đông có vẻ coi trọng ngày giỗ hơn là ngày sinh. Truyền thống từ xưa đến giờ, người Việt thường hay tổ chức đám giỗ để tưởng nhớ đến người mất. Điều này có vẻ lại hay. Thế nên từ ngày, kinh tế thị trường len lỏi vào Việt nam, cái hầm bà lằng Tây Ta lẫn lộn bắt đầu manh nha. Ai đời, người đã mất rồi mà lại dựng đầu dậy kỷ niệm 50 năm, 70 năm, 100 năm ngày sinh. Ai chứng cho việc này?

P/S: - Ngày này tui làm một việc hay ho là nhớ về đấng sinh thành, hai cụ nhà tui. Thế nên chèn thêm vào bài, chứ tui ít viết về các cụ. Tình thương các cụ là để deep inside thôi. Hehe
- Cái clip hơi châm biếm các thầy. Nhưng tui thích thì tui cứ để thôi.
- Lẽ ra tui viết nhiều, nhưng tui thích ngắn gọn dù mới chuyển tải một phần. Rảnh viết tiếp.
Le Thanh Tan

Sinh nhật

Sunday, April 22, 2012

Quy định về nề nếp tác phong

Lời bàn: Bất kỳ phát biểu nào cũng phải mang tính xây dựng. Lời phát biểu có thể gay gắt, nhưng nội dung phải có. Tuyệt đối không lấy chuỵên nọ xọ chuỵên kia, lấy chuỵên bé xé ra to. Với tinh thần ấy, tui viết đôi lời bàn về một thông báo mà tui biết, cũng có nhiều khó chịu giống tui. 

Làm một giảng viên đã khó, làm một người thầy lại càng khó hơn. Như đã một lần, tui bàn sơ sơ về đạo làm thầy bị mất. Tuy nhiên, các vị lãnh đạo hơi thiếu tầm nhìn, họ chấn chỉnh cái gọi là hình thức chứ chẳng phải vấn đề cốt lõi. Đọc sơ qua cái thông báo chấn chỉnh nề nếp tác phong, tui cảm thấy các bác hơi quá. Thầy cũ của tui cũng có bài châm biếm cái vụ này. Riêng tui, một cách nhìn khác được bàn sau đây.

Thiết nghĩ, cái hình tướng không làm nên một con người và đặc biệt ở đây là người thầy. 

Đến bây giờ, tui vẫn không hiểu, lý do gì mà giảng viên và kể cả sinh viên vào trường mà phải đeo bảng tên. Chúng ta đã biết, công nghệ thông tin ở Việt nam ở mức phát triển cao. Người dân nói chung phải hưởng trọn cái benefit từ công nghệ thông tin. Mỗi sinh viên hay giảng viên vào lớp chỉ cần có ID card mà thôi. Phần còn lại các vị lãnh đạo phải làm là xây dựng cơ sở hạ tầng. Nói đến đây, nếu các vị đổ lỗi cho đất nước còn nghèo, thì các vị đang phỉ báng chế độ đấy, phỉ báng sự lãnh đạo tài tình của đảng. Hehe. Các bác có thể bị ghép vào tội "lợi dụng sự tin tưởng của đảng mà chống phá nhà nước", đem ra xử theo điều 88. Tui nói vậy là có cơ sở. Database chứa thông tin của các sinh viên nằm ở phòng đào tạo, database chứa thông tin công nhân viên, giảng viên nằm ở phòng tổ chức. Khoa công nghệ thông tin chỉ việc làm một việc hết sức đơn giản là link vào đó mà kiểm tra. Vậy việc đeo bảng tên để làm gì? Do những việc đơn giản trên các bác không làm, tui có quyền suy diễn, gọi là tự diễn biến hòa bình vậy. Có thể các vị ôm cái database đó không muốn chia sẻ thông tin. Thời đại công nghệ thông tin, ai nắm nhiều thông tin người đó làm chủ thiên hạ. Quả thật câu nói đó không sai. Tui sẽ có bài phân tích sâu về câu nói ấy, ở đây không có chỗ để nói nhiều về chủ đề này. Tuy nhiên, cũng có nhiều cách làm mờ ám - không trong sáng khi xài cái database ấy. Do vậy, theo tui, các vị đang nắm hay là chủ quản cái database nên chia sẻ nó. Việc thứ hai, người tạo đường link là ai. Tui không hiểu cả một khoa công nghệ thông tin có tiếng là nổ rất dữ, thế mà một việc đơn giản thế mà lại không làm. Theo tui, các bác nên đóng cửa khoa nghỉ chơi. Vì sao nó đơn giản, chỉ cần một cái máy tính, một giao diện, một đường truyền internet, cần check ai, chưa đầy vài giây, kết quả hiện ra. Thậm chí, trong các đợt thi học kỳ, sinh viên quên đem thẻ sinh viên, ngay tại phòng thi, người giám thị có thể check được. Và để chắc ăn, trong vòng 24 giờ sau khi thi, chính sinh viên đó mang thẻ lên để confirm cái ID của em. Vậy thôi!

Một suy diễn tiếp nữa cho việc phải đeo bảng tên. Có nhiều vị cho rằng trường sẽ lộn xộn, khi có kẻ gian trà trộn vào. Nếu có, đây là một suy diễn mang tính phản động. Theo tui, police nên gô cổ cho vào tù. Một lực lượng bảo vệ trường nó chết dịch hết hay sao mà để ra cớ sự như vậy. Trường bỏ tiền ra thuê người làm việc kém hiệu quả. Tui vẫn nhớ như in, mỗi sáng, bảo vệ trường khép bớt 1/2 cửa, hai đồng chí bảo vệ rất hung hăng đứng dạng háng bên hai mép của 1/2 cửa, để làm gì? Soát bảng tên. Trường rảnh quá, người làm cũng rảnh quá, và cả một môi trường văn hóa quá rỗi hơi, để rồi xảy ra tình trạng văn hóa ăn xổi ở thì. Không có một hình dung nào đẹp hơn, cổng trường đại học sư phạm kỹ thuật tương đương cổng nhà tù. Đã thế, có một số sinh viên không đeo bảng tên, bảo vệ la lối, nói chung là rất om sòm. Trộm nghĩ, không đeo bảng tên, họ có đáng bị thế không? Các bác phải thành thật với chính mình. Một kỷ luật thép để chấn chỉnh con người, chứ không lợi dụng điều luật để làm chuyện bé xé ra to. Quên đeo bảng tên nên được xếp vào dạng quên thuộc phạm trù quên bình thường. Đừng nên tạo bão trong cốc nước như thế (Câu nói của gs Ngô Bảo Châu).

Cũng từ việc trên, trường của chúng ta mất rất nhiều đấy. Tui xin đưa một ví dụ đơn giản, các trường đại học trên thế giới là nơi mà khách tham quan rất nhiều. Và họ - những khách tham quan rất tự hào được đứng trước cổng trường, trước một khoa, một bộ môn, cạnh bên một giáo sư, một sinh viên .v.v. để chụp một tấm hình kỷ niệm. Và những tấm hình đó được chuyền tay nhau hoặc qua mạng xã hội, từ đó cả thế giới biết về trường, bạn bè hãnh diện (mày tới được trường đó rồi hả). Trong khi đó, trường ta thì sao? Có lần tui mời một người về coi cái khoa của mình. Ông Tây đó hỏi, trường mày có cho tao vô không? Tui ngạc nhiên hỏi sao thế. Ông mới nói, tao thấy trường ở Việt nam có vẻ không welcome lắm. Tui bỗng hình dung, phải chăng cái hình ảnh cổng nhà tù mang cái bảng Đại học sư phạm kỹ thuật làm ông Tây e sợ? Câu trả lời xin nhường lại các vị ban bệ của trường. Nói thêm một cái nữa, người thân của tui (ở quê vào thăm tui) chưa từng đặt chân vào trường, mặc dù rất thích. Trong khi đó, tui lại dắt họ vào các trường khác như đại học bách khoa, kinh tế, vì ở đó họ thoáng hơn, họ không sợ thù địch vào thăm trường. Còn ai đẩy nhân dân vào thế thù địch, câu trả lời đã tường.

Vấn đề thứ hai, ăn mặc đẹp, nam đeo cravat, nữ nên mặc áo dài, mang giày hoặc dép quai hậu. Cái này tui cũng đã bàn rồi ở đây. Ở đây, tui xin nói thêm, ở Tây, một tháng họ có vài lần ăn mặc formal, và đó là dịp đặc biệt. Họ coi trọng cái chất lượng làm việc lắm, cái hình thức theo quan niệm của họ là cái xoàng xĩnh. Còn Ta, chúng ta nâng quan điểm lên tột độ, ai có hình thức đẹp là con người tốt. Để kết cho vấn đề này, tui kể một chuyện vui. Ngày mới về trường, có một bậc trưởng thượng đáng kính đã về hưu hỏi: Tân, con quê ở đâu? Tui trả lời: Con ở Tuy Hòa, Phú Yên. Thầy mới oh, Tuy Hòa thầy biết, thầy về đó dạy nhiều. Thầy có comment, ở Tuy Hòa người dân rất tốt, để xe ngoài đường không mất. Thầy kề rất nhiều, và thầy có nói, người dân ở đó ăn mặc rất đẹp. Câu nói cuối cùng tui có vẻ không hài lòng lắm. Và tui có nói một câu: Tại dân quê con nghèo nên mới thích ăn mặc đẹp thế. Hehe. Dĩ nhiên trong muôn vàn cái đẹp ở mỗi con người, vẫn tồn tại một hoặc vài cái không đẹp trong họ. Chứ dưng mà đi cày mà bỏ đồ trong quần nhỉ? Hehé.

Đáng lý, tui sẽ phân tích vài cái trong việc áp dụng một số biện pháp chế tài. Vì trong cái thông báo mặc dù ghi quy định nề nếp tác phong, nhưng có vẻ lãnh đạo đang dồn việc của mình sang cho giảng viên một cách vô lý. Và hơn thế nữa, ngôn từ trong thông báo mang tính đe dọa, sặc mùi côn đồ (nhìn câu in đậm). Ở môi trường văn hóa, nói chuyện với nhau cũng phải nhẹ nhàng, lời chửi cũng biến thành thơ. Haha. Lãnh đạo mà ra thông báo hồ đồ như thế là không xứng đáng, làm gì thì làm phải có tính xây dựng.

Nguyên văn thông báo đây:
Kính chào quý Thầy Cô!
Thông báo 01: Quy định về việc phối hợp quản lý, sử dụng tòa nhà trung tâm. .....

Thông báo 02: Về việc nhắc nhở thực hiện quy định về nề nếp tác phong khi đến trường làm việc:

1/ Đối với cán bộ quản lý, CNV
- Trang phục chỉnh tề (Nữ nên mặt áo dài)
- Đi giầy hoặc dép có quai hậu
- Đeo cà vạt (đối với nam quản lý)
- Đeo bảng tên khi vào trường
- Bàn làm việc có bảng tên ghi họ tên, chức vụ.

2/ Đối với cán bộ giảng dạy (kể cả cán bộ thỉnh giảng)
a/ THẦY GIÁO:
- Trang phục chỉnh tề
- Đi giầy hoặc dép có quai hậu
- Đeo bảng tên khi vào trường
-Đeo cà vạt khi lên lớp

b/ CÔ GIÁO:
- Trang phục chỉnh tề (nên mặt áo dài)
-Đi giầy hoặc dép có quai hậu
- Đeo bảng tên khi vào trường

3/ Đối với học sinh, sinh viên tất cả các hệ
- Trang phục gọn gàng, nên đồng phục theo khoa
- Đi giầy hoặc dép có quai hậu
- Đeo bảng tên khi vào trường
- Nam bỏ áo vào trong quần
- Tác phong, lời nói có văn hóa.
..........
Phòng Tổ Chức Cán Bộ kiểm tra đột xuất đối với Cán Bộ quản lý, Cán bộ nhân viên, ...... 

Trong lớp sinh viên không mang bảng tên mà thanh tra giáo dục phát hiện thì giảng viên dạy lớp đó phải chịu trách nhiệm, .....

Hai thông báo này có dán ở bảng thông báo của giáo viên ở khu C và ở từng bộ môn đều có 02 thông báo này.
Trân trọng thông báo!

Friday, April 20, 2012

Đọc sự xôn xao của một chuỵên, tui có vài cảm nhận.
Chuyện nhỏ, thậm chí không có gì đáng ồn ào. Ví dụ làm research, down papers về đọc, xong xuôi hết, tui cũng quăng sọt rác. Lúc trước, nhà chật chội, nhiều lúc xếp sách lại cả đống, con leo lên ngồi. Nhưng khi cần đọc, tui vẫn lấy đọc bình thường. Tri thức nó nằm trong nội dung. Đừng bao giờ chấp chặt vào hình thức, để rồi, rất nhiều người mua sách về nâng niu làm cảnh và ... gối đầu giường. Haha. Thậm chí Tây nó còn may bikini bằng quốc kỳ. Ấy thế mà nó có ồn ào như cái xã hội Việt Nam lao xao, bao nhiêu năm vẫn ... lận đận?
Để đó,  rảnh tui viết tiếp. Hehe
Le Thanh Tan

Thursday, April 19, 2012

Vô thường: Publications

Vô thường: Publications: Education Ph.D Student, Institut National de la Recherche Scientifique (INRS) , January 2011 - present University of Quebec, Canada Researc...

Tuesday, April 17, 2012

Dalai Lama in India



A Brief Biography

Birth

His Holiness the 14th Dalai Lama, Tenzin Gyatso, is both the head of state and the spiritual leader of Tibet. He was born on July 6, 1935 to a farming family in a small hamlet located in Taktser, Amdo, northeastern Tibet. At the age of two the child, who was named Lhamo Dhondup at that time, was recognized as the reincarnation of the 13th Dalai Lama, Thubten Gyatso. The Dalai Lamas are believed to be manifestations of Avalokiteshvara or Chenrezig, the Bodhisattva of Compassion and patron saint of Tibet. Bodhisattvas are enlightened beings who choose to take rebirth in the world in order to serve humanity.

Education in Tibet

His Holiness began his monastic education at the age of six. The curriculum consisted of five major and five minor subjects. The major subjects are logic, Tibetan art and cultural studies, Sanskrit, medicine, and Buddhist philosophy. The latter was further divided into five subjects: Prajnaparamita, the perfection of wisdom; Madhyamika, the philosophy of the Middle Way; Vinaya, the canon of monastic discipline; Abidharma, metaphysics; and Pramana, logic and epistemology. The five minor subjects are poetry, music and drama, astrology, meter and phrasing, and synonyms. At age 23, in 1959, His Holiness sat for his final examination in the Jokhang Temple, Lhasa, during the annual Monlam (Prayer) Festival. He passed with honors and was awarded the Geshe Lharampa degree, the highest-level degree, equivalent to a doctorate in Buddhist philosophy.

Leadership Responsibilities

In 1950 His Holiness was called upon to assume full political power after China's invasion of Tibet in 1949. In 1954, he went to Beijing for peace talks with Mao Zedong and other Chinese leaders, including Deng Xiaoping and Chou Enlai. But in 1959, with the brutal suppression of the Tibetan national uprising in Lhasa by Chinese troops, His Holiness was forced to escape into exile. Since then he has been living in Dharamsala, northern India, the seat of the Tibetan political administration in exile. During his time in exile His Holiness has implemented a series of measures that have transformed the exile Tibetan administration into a true representative democracy with a constitution, elected Assembly, prime minister (Kalon Tripa), and a cabinet appointed by the Kalon Tripa. Various peace initiatives put forward by His Holiness to the People's Repubic of China — including the "Five Point Peace Plan" and the "Strasbourg Proposal" — have to date resulted in no resolution to the political crises in Tibet.

Universal Recognition

His Holiness the Dalai Lama is a man of peace. In 1989 he was awarded the Nobel Peace Prize for his non-violent struggle for the liberation of Tibet. Click here to read his Nobel lecture, delivered on December 11, 1989. His Holiness has consistently advocated policies of non-violence, even in the face of extreme aggression. He also became the first Nobel Laureate to be recognized for his concern for global environmental problems.
The Dalai Lama has traveled to more than 62 countries spanning six continents. He has met with presidents, prime ministers and crowned rulers of major nations. He has held dialogues with the heads of different religions and many well-known scientists.
Since 1959 His Holiness has received over 84 awards, honorary doctorates, and various prizes in recognition of his message of peace, non-violence, inter-religious understanding, universal responsibility and compassion. He has also authored more than 72 books.
His Holiness describes himself as a simple Buddhist monk.

Sunday, April 15, 2012

Dalai lama

Văn Khuyến Phát Bồ Đề Tâm - HT Tuyên Hóa

Tử vi là gì và có nên xem tử vi không?

Chuyện này lẽ ra không bàn. Vì một người con Phật thì lấy luật nhân quả làm đầu (chứ không phải dựa vào tử vi và phó thác số mệnh vào Trời định). Tuy nhiên, xét thấy sự cần thiết của sự hiểu thấu đáo, tui viết vài dòng theo cảm nhận và một số ý kiến bậc tiền nhân.

Trước hết, ông cụ nhà tui cũng là người có nghiên cứu ít nhiều về tử vi. Ông vẫn thường xem cho cả nhà và những người thân trong họ hàng. Quan niệm của ông cụ nhà tui là giúp người chứ không phải lấy bói toán làm nghề (nghề của cụ là nghề may). Tuy nhiên, tui vẫn nhớ như in câu ông thường nói: Làm nghề bói toán là tạo nghiệp. Bởi vì theo quy luật tự nhiên, việc này xảy đến với ai đó, nếu con biết việc đó và báo họ né được, thì con làm cho quy luật tự nhiên ấy không xảy ra. Nếu xét trong quy luật của Phật giáo, người thầy bói này đang tạo nghiệp cho chính mình. Câu thứ hai của cụ là: Cuốn tử vi nếu rơi vào tay của người ngu, thì đó là mối nguy; còn nếu nó rơi vào tay kẻ khùng, thì đó là thảm họa. Để bớt gay gắt và căng thẳng, tui lấy một chuyện thật nhưng vui. Ngày đó, có người bà con có mượn cụ cuốn tử vi để về xem. Không biết người đó để thế nào mà con của người ấy đọc được. Cậu ấy đọc về bói dựa vào nốt ruồi. Nói chung, cậu ý đọc cũng dăm câu ba sợi chi đó. Ra đường, chơi với bạn bè, cậu xem cho cả nhóm và thậm chí, gặp người lớn, cậu cũng phán luôn. Chẳng có gì to tát, nhưng trong trong số những câu phán, có câu do cậu phán rất độc. Trong khi đó, quan niệm kiêng cữ ở quê tui, trẻ nhỏ mà phán những điều độc địa là rất huông (xui xẻo). Cũng may, với quan niệm tình làng nghĩa xóm, họ bỏ qua sự việc. Và đó chính là kinh nghiệm xương máu của ông cụ nhà tui.

Trở lại vấn đề tử vi, việc con người chào đời vào ngày giờ nhất định, nó quyết định tương lai của cả đời người. Điều đó có thể giải thích như sau: Nhân duyên của kiếp trước hay nhiều đời kiếp của người đó tạo ra, từ đó họ sẽ tái sinh lại kiếp người với đúng ngày giờ ấy. Và tương lai của họ được quyết định bởi cái quả mà họ sẽ nhận từ nhân kia. Tóm lại, sự nghiệp, công danh và tình duyên của mỗi người là theo quy luật nhân quả.

Nếu đứng từ góc độ nhân quả như trên, chúng ta có thể triển khai ý tiếp theo. Thông thường bà con thường đi xem bói những thời điểm như sau: thời điểm mới sinh, thời điểm chuẩn bị trưởng thành, thời điểm trưởng thành và thời điểm về hưu. Vì sao họ phải xem vào những thời điểm đó? Chẳng có gì lạ. Thời điểm mới sinh đã giải thích ở trên. Họ xem nhằm coi thử tương lai cả cuộc đời của họ hoặc xem nghiệp họ kiếp trước là gì. Thế còn họ xem thời điểm chuẩn bị trưởng thành? Thời điểm này đánh dấu một quá trình sống. Con người ấy trải qua nhiều việc, họ gieo những nhân gì, tạo nghiệp gì. Tất cả những việc đó có thể tốt hay có thể xấu. Và theo quy luật tự nhiên, tất cả mọi cá thể tồn tại đều có tương quan. Trên hình tướng con người, một số chi tiết hiển hiện nó có mối tương quan với các nghiệp, các nhân mà người đó tạo. Một trong số đó là chỉ tay, nốt ruồi, chân mày, nét mặt, .v.v. Nói đến đây, chúng ta có thể trả lời cho hai thời điểm sau. Tuy nhiên, giới đàn bà thì không thường theo những quy luật ở trên. Họ thường xem theo một quy luật thất thường mà không tóm lược được. Có thể vì ông thầy đó linh lắm, họ xem. Có thể nhà lục đục thường xuyên, họ đi xem. Thậm chí, có thể hổm rày rảnh quá, tui với bà đi xem. Haha. Muôn ngàn lý do của đàn bà.

Nếu vậy cách nào để biết vận mệnh của mình bằng chính tử vi của mình. Như đã bàn ở trên, nhân quả là yếu tố quyết định. Ngoại trừ những chuyện của kiếp trước, ta có thể chưa biết, những chuyện của hôm nay và hôm qua, ta đều biết. Vì thế tử vi của ngày mai hoặc nhiều ngày sau nữa, hoặc kiếp sau đã được vẽ ra. Nhiều người vốn dĩ hằng ngày sống nhân hậu và làm nhiều điều thiện, mặt mày họ đẹp dần ra. Những chi tiết xấu có thể lặn dần và biến mất. Ngược lại, nhiều người do tham sân si .v.v. mà làm xấu hình tướng của mình và dẫn đến số mệnh của mình cũng trôi dạt vô bến bờ. Chẳng hạn, sự đố kỵ và ghen tức làm họ mất ăn mất ngủ, bấy nhiêu cũng đủ để hình dung tướng mạo của họ thế nào. Và chẳng cần giở tử vi ra xem, bà con cũng biết hậu vận họ ra răng. Có nhiều người tu tập, sống trong chánh pháp, họ cải biến hậu vận của họ ngay trong kiếp người (Như đã bàn ở trên, quả kiếp này là từ nhân của kiếp này và muôn kiếp trước). Vậy cớ vì sao chúng ta cứ bám vào tử vi để đánh đổi cả số mệnh mình với trò chẳng khác gì trò đỏ đen. Xin nói lại cho rõ, trò đỏ đen ở đây không phải là ôm đồm ám chỉ tử vi. Tử vi không xấu, chỉ có người dùng nó không hiểu biết nên biến nó thành cái xấu. Đó là, có người được chấm tử vi cả đời sung sướng vinh hiển. Và họ vinh hiển thật mặc dù chẳng làm gì, chẳng dụng công nhiều. Bởi vì nhân của nhiều kiếp trước họ tốt. Và cũng có người được chấm như trên, họ chẳng làm gì nhưng cũng chẳng vinh hiển, mà ngược lại cả đời có quýnh quáng chạy ăn từng bữa. Cái sai là ở chỗ người này, họ chấp chặt vào cái mà tử vi phán. Để rồi trong kiếp này họ làm nhiều điều bất thiện, và quả thu được là hậu vận tiêu điều (bất chấp muôn kiếp trước họ là người hảo tướng, lương thiện). Dĩ nhiên còn nhiều cases khác nữa, nhưng ở đây hai ví dụ đưa ra để làm sáng cái ý trên. Cái đỏ đen là chỗ đó.

Tóm lại, tử vi là tốt chứ không xấu. Chúng ta không chấp chặt vào tử vi thì mọi việc ok. Cái quan trọng là chúng ta sống tốt, tử tế (thiện tâm trong mọi hành xử). Khi đó, tương lai chúng ta sẽ sáng lạng.

P/S: Đôi điều bàn theo thiển ý của chủ nhân. Chủ nhân cũng có nghiên "kíu" một số ý của tiền nhân và viết lại. Nếu có chi sơ suất mong quý vị lượng thứ. Hehe
Le Thanh Tan

Friday, April 13, 2012

Thứ sáu ngày mười ba

Rằng mà là có thơ:

Hôm nay thứ sáu mười ba
Ai người khôn khéo chớ ra ngoài đường

Để rồi hậu quả cũng là thơ:

Hôm qua thứ sáu mười ba
Chiếc xe anh dựng trộm tha mất rồi
Để đó, rảnh mình biên tiếp. Hehe
Le Thanh Tan